Thờ tổ nghề là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, thể hiện sự biết ơn những vị sáng lập, mở mang tri thức ngành nghề theo đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Mà bất kì người nào theo nghiệp ban buon giay dep đều nên nhớ.
Theo sử sách, ông tổ của làng nghề da giầy là Nguyễn Thời Trung và ba người bạn cùng quê ở làng Trúc Lâm, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, làm quan dưới triều nhà Mạc. Trong một lần đi sứ sang Trung Quốc, các ông đã bí mật học được nghề thuộc da và đóng giầy ở Hàng Châu đem về truyền dạy cho dân làng Trúc Lâm, Phong Lâm và Văn Lâm (huyện Tứ Kỳ, Hải Dương, nay là huyện Gia Lộc). Sau này khi các ông qua đời, dân làng đã tôn vinh các ông làm Tổ nghề da giầy.
Thế kỷ XVII, các thợ giầy ở Hải Dương đã mang kỹ thuật đó lên hành nghề tại Thăng Long, rồi cư trú tại các phố Hàng Hành, Hàng Giầy,… và họ đã cùng nhau xây đình Phả Trúc Lâm để thờ ông tổ nghề da giầy. Đầu tiên đình được dựng bằng tre nứa đơn giản, đến năm Kỷ Tỵ (1869) thời vua Tự Đức được trùng tu lại, xây dựng bằng gạch ngói, chỉnh trang các đồ tế tự, xuân thu nhị kỳ làm lễ dâng hương.
Từ khi thực dân Pháp chiếm Hà Thành, phá tháp Báo Thiên đến cuộc cách mạng tháng Tám và toàn quốc kháng chiến, những biến thiên lịch sử này đã ảnh hưởng không nhỏ đến di tích Đình Phả Trúc Lâm cũng như nhiều di tích khác. Ba năm từ năm 1948 đến 1951 những người thợ hồi cư cùng nhau trùng tu xây dựng lại ngồi đình trên diện tích hẹp hơn lúc ban đầu. Tiếp theo là cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ và sư quên lãng của con người đã khiến cho Đình không còn được vị thế như xưa. Tuy nhiên, việc thờ cúng vẫn được duy trì đều đặn ở mức giản đơn. Thời kỳ này, Đình thờ Tổ nghề da giầy có một kiến trúc khiêm tốn, quy mô vừa phải. Trải qua năm tháng và ảnh hưởng của chiến tranh ngôi đình đã ít nhiều có sự thay đổi nhưng vẫn giữ được phong cách của kiến trúc truyền thống.
Năm 1991, trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, việc bảo vệ các di tích lịch sử thờ phụng các vị anh hùng có công đánh giặc giữ nước cũng như các vị tổ nghề đã đem lại những công nghệ làm cho dân giầu, nước mạnh là một truyền thống tốt đẹp được khơi dậy cùng với nguyện vọng của hàng ngàn những người theo nghề da giầy. Ngày 16/1/1995, đình Phả Trúc Lâm đã được Bộ Văn hóa - Thông tin ra quyết định số 65 QĐ/BTT công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
Đình Phả Trúc Lâm từ xa xưa đã luôn được sự quan tâm của những người thợ da sinh sống ở Hà Nội cũng như trong cả nước. Di tích càng đông vui và sầm uất hơn vào dịp tháng 2 và tháng 8 âm lịch là ngày giỗ Tổ. Trong những ngày này, các thế hệ thợ da giầy ở Hà Nội và các địa phương tụ họp về làm lễ tế Tổ, thăm hỏi và trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp. Sau khi được công nhận, xếp hạng, di tích càng được sự quan tâm giữ gìn của các cấp chính quyền và nhân dân. Phường, quận chăm lo chu đáo cho di tích, quy hoạch cho di tích được khang trang hơn. Nơi đây được dùng làm nơi thờ cúng tôn vinh Tổ nghề. Đó là nét đẹp truyền thống văn hóa, đồng thời còn dùng làm nơi trưng bày, quảng bá sản phẩm da giầy, nơi gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp...
Hiện nay, trải qua năm tháng và chiến tranh di tích này đã xuống cấp trầm trọng và đã được Chi Hội Da Giầy Hoàn Kiếm, Hội Da - Giầy Hà Nội và Hiệp Hội Da - Giầy Việt Nam đề nghị với địa phương, ban ngành liên quan trùng tu nâng cấp cho xứng với tầm cỡ của ngành hàng đóng góp kim ngạch xuất khẩu thứ ba của cả nước. Được sự quan tâm của chính quyền, Thành phố Hà Nội đã quyết định đầu tư công trình Tôn tạo tu bổ di tích đình Phả Trúc Lâm và giao cho UBND quận Hoàn Kiếm làm chủ đầu tư, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng công trình văn hoá và đô thị thiết kế, Công ty tư vấn đầu tư và xây dựng ACA giám sát, Ban quản lý phố Cổ quản lý việc thực hiện và Công ty cổ phần xây dựng và phục chế công trình văn hoá thực hiện, công trình đã khởi công ngày 14/12/2011.
Sau hơn 5 tháng thi công, sáng 28/5/2012 vừa qua Ban quản lý phố Cổ đã tổ chức lễ cất nóc công trình và dự kiến công trình sẽ được hoàn thành vào đúng dịp ngày giải phóng thủ đô 10/10, sớm hơn kế hoạch khoảng 2 tháng (dự kiến hoàn thành ngày 15/12/2012).
Để di tích sau khi hoàn thành việc Tôn tạo tu bổ trở thành 1 di tích đẹp và khang trang giữa lòng thủ đô, gần Hồ Hoàn Kiếm, là nơi thờ cúng tôn vinh Tổ nghề da giầy, nơi trưng bày, quảng bá ngành da giầy, nơi gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp... đúng theo ý nghĩa chắc chắn cần sự ủng hộ cả về tinh thần và vật chất của cộng đồng doanh nghiệp và bà con trong và ngoài ngành gần xa trong trang bị đồ nội thất và thu thập các kỷ vật truyền thống.
Lễ cất nóc công trình Tôn tạo - tu bổ đình Phả Trúc Lâm
Hiệp Hội Da – Giầy Việt Nam